SỰ KHÁC BIỆT GIỮA KEO DÁN GỖ VÀ KEO DÁN THÔNG THƯỜNG

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA KEO DÁN GỖ VÀ KEO DÁN THÔNG THƯỜNG

Hiện nay, với sự đa dạng của các loại keo như keo dán gỗ, keo trắng, keo thủ công và keo siêu liên kết khiến người dùng có có thể phân biệt được. Ở bài viết này chúng tôi sẽ phân tích điểm khác nhau giữa keo dán gỗ và keo dán thông thường.

Các loại keo dán gỗ khác nhau

Việc lựa chọn các loại keo không đơn giản bởi mỗi loại có một ứng dụng cụ thể. Các loại keo dán gỗ thông thường bao gồm:

Epoxy: một loại keo dán gỗ epoxy tiêu chuẩn đóng rắn ở các nhiệt độ khác nhau và cho khả năng bịt kín tốt.

Polyurethane: loại keo này liên kết với hầu hết mọi vật liệu và không thấm nước.

Keo acrylic: đóng rắn nhanh, có khả năng chống thấm nước, chịu nhiệt từ âm 10 độ C đến 80 độ C.

Keo kết dính tức thì: có thể đóng rắn ngay lập tức sau khi tiếp xúc với bề mặt kim loại.

Keo nóng chảy: chất kết dính rắn dẻo, không độc, không dung môi, là keo dán bảo vệ môi trường tốt nhất.

Keo silicone: keo dán gỗ tạo thành chất rắn cứng chắc nhờ quá trình đóng rắn bằng hơi ẩm. Khả năng chống chịu thời tiết tốt, chống mài mòn, chống ẩm và kháng hóa chất. 

Keo UV: có đặc tính chuyển từ dạng lỏng sang dạng rắn khi tiếp xúc với ánh sáng UV.

Keo dán thông thường

Keo dán thông thường được làm từ các thành phần tự nhiên nên thích ứng tốt với các sản phẩm thủ công nhỏ. Chất lượng keo rất tốt với độ sệt vừa phải, mau khô, không bị đóng cục trong chai. Độ lành tính cao, được sử dụng phổ biến trong đời sống để dán giấy trong trường học, văn phòng. Loại keo này không có khả năng kết dính được gỗ.

Làm thế nào để loại bỏ keo dán gỗ dư thừa khi đã khô

Keo dán gỗ cũng quan trọng như búa, đinh và vít nhưng lượng keo dư thừa có thể tràn ra ngoài rồi dính vào bề mặt khác. Một khi keo khô, nó có thể làm hỏng tính thẩm mỹ của sản phẩm đã hoàn thành. Vì vậy, để có thể loại bỏ keo dán gỗ khô một cách an toàn và nhanh chóng mà không làm hỏng bề mặt của gỗ cần thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Xác định vị trí

Hầu hết các loại keo dán gỗ chất lượng sẽ khô ngay sau khi trám trét. Đòi hỏi người dùng phải nhanh chóng lau sạch phần keo chảy ra xung quanh trước khi keo đóng rắn. Tuy nhiên, nếu sơ suất để keo khô lại, hãy thực hiện như sau. Làm ướt một miếng bọt biển hoặc miếng vải sạch và chà xát lên bề mặt gỗ, bóp nhẹ vào phần keo khi di chuyển. Lưu ý là nước sẽ làm bề mặt gỗ sẫm màu.

Bước 2: Làm yếu keo

Bạn cần làm yếu sự kết dính của vết keo khô bằng cách bôi dung môi như axetol để làm lỏng vết keo. Dung môi bạn sử dụng sẽ phụ thuộc vào loại keo dán gỗ đã được sử dụng. Kiểm tra hướng dẫn trên bao bì của dung môi để biết thêm thông tin về sự tương tính của nó với keo và sử dụng cho chính xác.

Bôi một lượng nhỏ dung môi lên khu vực cần lau và giữ nguyên trong khoảng một giờ. Trong thời gian này, keo sẽ bị rỉ ra do cấu trúc bị lung lay. Lưu ý, cần kiểm tra thường xuyên nếu thấy keo lỏng ra là chùi ngay, tránh trường hợp để quá lâu có thể dung môi sẽ ngấm vào các thớ gỗ.

Bước 3: Chà

Lấy bàn chải sắt và chà vết keo bằng một lực nhẹ. Nếu chà mạnh sẽ phá hủy bề mặt của gỗ bên dưới chỗ keo đã đóng. Nhớ chà theo hướng vân gỗ chạy để đảm bảo tất cả các lỗ rỗng không còn các hạt keo khô. Khi đã chà rửa xong, hãy lấy một miếng vải khô lớn và lau chùi bề mặt. Sau đó, dùng một miếng giấy nhám và chà nhẹ nhàng bề mặt gỗ để bề mặt được mịn đều.

Bước 4: Làm sạch

Kết thúc quá trình này bằng cách dùng khăn ẩm lau sạch bề mặt gỗ, bao gồm cả khu vực vừa thi công. Điều này sẽ giúp gỗ loại bỏ mọi chất bẩn, bụi và mảnh vụn có thể tích tụ do quá trình chà nhám. Sau đó, bạn có thể tiếp tục các bước khác như sơn bề mặt để hoàn thiện tính thẩm mỹ cho tấm gỗ.

Trên đây là những chi tiết giúp chỉ ra sự khác nhau giữa keo dán gỗ và keo dán thông thường. Hy vọng có thể giúp bạn đọc phân biệt được giữa hai sản phẩm và lựa chọn sử dụng sao cho chính xác.

KIM KHÍ PHÁT ĐẠT
Địa chỉ: Hà Tân, Hà Trung, Thanh Hóa
Điện thoại: 0378 827 827 – 0915 622 719
Website: https://kimkhigiasi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo